Rạn bụng sau sinh là một tình trạng cực kỳ phổ biến, chúng hình thành khi vòng bụng giảm xuống nhanh chóng, khiến nhiều mẹ bầu tự ti. Tuy nhiên, rạn da không gây hại và có thể được cải thiện khi chúng ta hiểu về nó và sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về rạn da, đặc biệt là rạn bụng sau sinh nhé!
Tóm tắt nội dung
Rạn da là gì?
Rạn da hình thành ở lớp hạ bì, hoặc lớp trung bì, khi các mô liên kết bị kéo căng vượt quá giới hạn đàn hồi của nó. Điều này bình thường là do sự giãn nở hoặc co lại nhanh chóng của da. Khi cơ thể phát triển, các sợi kết nối trong lớp hạ bì từ từ căng ra để thích ứng với sự phát triển chậm lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến tình trạng giãn ra đột ngột. Điều này làm cho lớp hạ bì bị rách, cho phép các lớp da sâu hơn lộ ra ngoài. Lúc đầu, các vết rạn da mới thường có màu đỏ. Khi vết rạn da lành lại, chúng chuyển sang màu trắng và tiếp tục mờ dần theo thời gian. Rạn da có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận cơ thể như bụng, đùi, hông, ngực, cánh tay.
Rạn bụng sau sinh được hình thành như thế nào?
Bình thường da của chúng ta khá đàn hồi, nhờ có collagen và elastin. Khi mang thai, ảnh hưởng của hormone có thể làm suy giảm cấu trúc của da dẫn đến làn da dễ bị rạn. Việc tăng cân khi mang thai khiến bụng của chúng ta phát triển, da lúc này không bắt kịp với sự tăng trưởng nhanh chóng của cơ thể khiến các vết rạn dễ xuất hiện hơn. Thêm vào đó, yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò lớn trong việc quyết định bạn có nguy cơ rạn da hay không.
Rạn da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mang thai. Vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn sẽ ngày càng lớn và xuất hiện nhiều hơn khi tuổi thai tăng lên và cân nặng của mẹ cũng tăng nhanh. Đây là lúc da trong bụng của bạn thực sự bắt đầu căng da để thích nghi với thai nhi đang lớn dần. Bạn vẫn có thể bị rạn da sau sinh, khi vòng bụng giảm xuống nhanh chóng, khiến các vết rạn dễ xuất hiện hơn.
Rạn da và 2 giai đoạn chính
Các vết rạn da xuất hiện và phát triển theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các vết rạn da ban đầu sẽ có màu hồng hoặc màu hơi đỏ tím, vùng da xuất hiện vết rạn có thể bị mỏng và ngứa. Trong giai đoạn này, các vết rạn có thể to dần về chiều dài, chiều rộng.
- Giai đoạn 3: Khi các vết rạn da đã trưởng thành, chúng chuyển màu nhợt nhạt dần, độ sâu lõm hẳn xuống tạo thành các rãnh trên da.
Tuy không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nào nhưng những vết rạn gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều chị em không dám thử nghiệm các loại trang phục theo ý muốn.
6 mẹo cải thiện rạn bụng sau sinh hiệu quả
Uống đủ nước
Một làn da khô có thể là một yếu tố làm giảm khả năng cải thiện vết rạn bụng sau sinh. Hãy bổ sung đầy đủ nước để làn da của bạn luôn đủ độ ẩm, mềm mại và tăng khả năng tự phục hồi hiệu quả hơn. Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo uống ít nhất 8 cốc nước/ngày. Bạn cũng nên thay thế đồ uống có đường bằng trà xanh hoặc nước lọc để cải thiện làn da.
Giữ ẩm và duy trì đàn hồi da
Độ ẩm giữ cho làn da của bạn mịn màng và tươi sáng, giúp duy trì lớp bảo vệ bên ngoài của da và duy trì độ đàn hồi cho làn da của bạn. Làn da được dưỡng ẩm là chìa khóa trong việc ngăn ngừa sự phân hủy collagen – mô đàn hồi hỗ trợ bên dưới da – gây ra các rãnh lõm đặc trưng cho vết rạn da. Sử dụng các loại kem và dầu tự nhiên như dầu dừa hoặc bơ ca cao sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất của bạn, không chỉ giúp da không bị khô mà còn giúp cải thiện độ đàn hồi của da. Massage nhẹ nhàng trong lúc dưỡng da có thể cải thiện lưu thông máu và kích thích các tế bào da, giúp sản xuất collagen và elastin, những protein giữ cho làn da của bạn đàn hồi.
Tập thể dục giúp cải thiện làn da
Thể dục thể thao là một phương pháp hiệu quả để cải thiện rạn bụng sau sinh. Giữ một cơ bắp tốt cũng sẽ ngăn ngừa sự đứt gãy của các sợi collagen trong da của bạn. Việc luyện tập thường xuyên cũng cải thiện lưu thông máu, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da của bạn. Mẹ bầu có thể tham gia những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga, bơi lội. Những bài tập này có thể giúp tăng cường cơ bắp ở những vùng thường xuất hiện rạn da như hông, đùi và bụng, làm săn chắc vùng da lỏng lẻo và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.
Tẩy tế bào chết một lần mỗi tuần
Mẹ bầu có thể cải thiện các vết rạn bụng sau sinh này bằng cách tẩy tế bào chết cho vùng da bị rạn một lần mỗi tuần. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng, thúc đẩy sự phát triển và chữa lành các lớp da nơi hình thành vết rạn. Bạn có thể sử dụng chanh hoặc đường để tẩy tế bào chết trên bụng, mông, ngực. Thời điểm tốt nhất để tẩy tế bào chết là vào buổi sáng sau khi da đang trong quá trình phục hồi tự nhiên. Nước chanh có tính axit tự nhiên, làm cho nó trở thành một tác nhân hữu ích trong việc chữa lành mụn trứng cá, mụn nhọt và các tình trạng da khác. Những đặc tính có tính axit này cũng giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da và đẩy nhanh quá trình chữa lành da. Ngoài ra hỗn hợp tẩy tế bào chết với đường cùng dầu ô liu hay dầu dầu hạnh nhân cũng giúp làm sáng các vết rạn bụng sau sinh, giúp mẹ bầu tự tin hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe và làn da cho mẹ bầu. Chế độ ăn uống hợp lý không những giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn, săn chắc mà còn giúp tinh thần minh mẫn và làn da khỏe mạnh hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin C, A, D và kẽm là điều cần thiết để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và đàn hồi. Thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng này bao gồm:
- Bơ
- Quả óc chó và hạt hướng dương
- Khoai lang
- Cá béo, chẳng hạn như cá hồi
- Bông cải xanh
- Cà chua
- Ớt chuông đỏ hoặc vàng
Sử dụng các thực phẩm tăng cường sức khỏe làn da có thể hữu ích trong việc cải thiện các vết rạn. Mẹ bầu cũng nên tránh những món ăn vặt, đồ chiên rán, cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Thư giãn và nghỉ ngơi giảm căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone có thể cản trở quá trình điều chỉnh và chữa lành tự nhiên của da. Điều này làm chậm quá trình chữa lành vết rạn da của bạn sau khi mang thai. Mẹ bầu có thể tránh những vấn đề này bằng cách dành thời gian mỗi ngày để thư giãn và nghỉ ngơi đơn giản nghe bản nhạc yêu thích hoặc đọc sách. Thiền cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn sau một ngày mệt mỏi. Hãy tìm một vị trí thoải mái, hít thở sâu và thả lỏng suy nghĩ. Những vết rạn tuy không thể biến mất ngay tức khắc nhưng nó sẽ mờ dần theo thời gian.
Rạn da là một tình trạng vô cùng phổ biến khi mang thai, khiến nhiều mẹ bầu tự ti. Tuy nhiên, các vết rạn da không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khỏe lâu dài nghiêm trọng nào và thường mờ dần theo thời gian khi chúng ta chăm sóc vùng da này đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về rạn bụng sau sinh và cách cải thiện vết rạn nứt sau mang thai!