Các vết rạn da hình thành khác nhau và tùy thuộc vào vị trí, nguyên nhân rạn, loại da và thời gian xuất hiện. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về rạn da và lựa chọn dầu trị rạn da phù hợp cho mình nhé!
Tóm tắt nội dung
Rạn da là gì?
Rạn da xảy ra trên da khi da bị kéo căng ra hay co lại nhanh chóng. Các vết rạn thường xuất hiện trong thai kỳ hoặc tăng và giảm cân trong độ tuổi dậy thì. Tình trạng này bắt đầu với sự xuất hiện trên các vùng da bị kéo căng và vùng da mỏng. Kết quả là, các mạch máu bên dưới da trở nên rõ ràng và các vết rạn da có màu đỏ và đỏ tía. Theo thời gian, chúng có thể mờ đi và nhạt màu hơn. Các vết rạn có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, tuy nhiên ta thường bắt gặp chúng nhiều nhất trên đùi, hông, bụng, ngực, mông.
Triệu chứng rạn da
Sự xuất hiện của các vết rạn da là khác nhau và tùy thuộc vào vị trí, nguyên nhân rạn, loại da và thời gian xuất hiện. Bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng rạn da khác nhau, bao gồm:
- Xuất hiện các vết hoặc đường rạn trên da
- Rạn da màu đỏ, tím, xám nhạt hoặc trắng
- Xuất hiện vết lõm hoặc gờ nhẹ trên da
- Vết rạn thay đổi màu sắc, phai màu theo thời gian
- Xuất hiện trên ngực, đùi, mông, cánh tay trên, lưng dưới, hông và bụng
- Ngứa hoặc kích ứng da
Rạn da có thể hình thành ở những bộ phận mà cơ thể tích trữ nhiều mỡ hơn:
- Bắp đùi
- Ngực
- Bụng
- Hông
- Mông
- Bụng
Bạn cũng có thể nhận thấy các vết rạn da ở lưng dưới và trên mặt sau của cánh tay.
Dầu trị rạn da có thật sự hiệu quả?
Rạn da xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, khi tăng hoặc giảm cân nhanh chóng, khiến da bị kéo căng hoặc co lại khiến collagen và elastin bị đứt gãy. Trong quá trình chữa lành vết rạn có thể xuất hiện trên da. Ngoài những biện pháp can thiệp trên da, các bạn có thể tìm hiểu và sử dụng những tinh dầu thiên nhiên để phòng chống cũng như phục hồi vết rạn. Mặc dù các sản phẩm như tinh dầu trị rạn, gel trị rạn không mang lại hiệu quả tuyệt đối khiến các vết rạn mất đi, nhưng sử dụng dầu thiên nhiên là một trong những biện pháp bổ sung hàng rào lipid tự nhiên hiệu quả, cung cấp độ ẩm tốt hơn cho da, hạn chế và giúp làm mờ vết rạn. Thêm vào đó, khi so sánh với các biện pháp điều trị rạn da, tinh dầu là một “ ứng viên” vô cùng dễ tìm, dễ sử dụng, giúp làn da bạn không những mịn màng, khoẻ đẹp mà hầu như không còn xuất hiện những nhược điểm khiến bạn tự ti nữa.
Với những thành phần tự nhiên, lành tính, mẹ bầu cũng có thể sử dụng tinh dầu như một “vị cứu tinh” trong việc ngăn ngừa và điều trị rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng tinh dầu rạn da trong thai kỳ của mình, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tinh dầu mặc dù rất an toàn nhưng không phải bất kỳ loại tinh dầu nào cũng lành tính với các mẹ bầu. Bởi trong thời kỳ mang thai, một số loại tinh dầu chứa các hoạt chất mạnh có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của mẹ bầu.
8 loại dầu trị rạn da tốt nhất
Một số loại tinh dầu trị rạn da có hiệu quả trong việc giảm khả năng xuất hiện của các vết rạn da. Một số tinh dầu phổ biến, dễ tìm thấy và sử dụng bao gồm:
1. Dầu argan
Tinh dầu argan là một sản phẩm tự nhiên phổ biến để chăm sóc da và tóc. Dầu argan với thành phần chứa nhiều vitamin E, chất béo và squalene – một chất béo có sẵn trên da. Dầu argan đóng vai trò giảm tổn thương và phục hồi những collagen bị đứt gãy. Một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu argan giúp tăng độ đàn hồi cho da, có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các vết rạn da.
2. Bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ được làm từ hạt của cây hạt mỡ, thường được sử dụng để cấp nước cho da. Thành phần của bơ hạt mỡ chứa độ ẩm rất cao và vitamin A, giúp cải thiện lưu thông máu đến da và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Bơ hạt mỡ có thể được sử dụng một mình hoặc để pha loãng tinh dầu để sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại dầu này có khả năng ngăn ngừa và giảm vết rạn.
3. Dầu dừa
Dầu dừa là một trong các tinh dầu trị rạn da phổ biến. Các axit béo của dầu dừa dễ dàng hấp thụ vào da. Dầu dừa cũng có khả năng chống viêm và khuyến khích sản xuất collagen, giúp tăng tốc độ phục hồi vết rạn da.
4. Tinh dầu oải hương
Nghiên cứu cho thấy rằng dầu hoa oải hương có thể khuyến khích chữa lành vết thương. Tinh dầu hoa oải hương được biết đến nhiều nhất với đặc tính làm dịu, chữa lành vết thương. Thêm vào đó, loại dầu trị rạn da này có thể làm tăng sản xuất collagen, giúp cải thiện vết thương và giúp chữa lành các vết rạn da. Ngoài ra, tinh dầu oải hương còn mang một mùi hương rất dễ chịu, giúp bạn giảm căng thẳng và vô cùng thư giãn sau khi sử dụng.
5. Dầu Neroli
Tinh dầu Neroli được làm từ hoa của cây Citrus aurantium , cùng một loại cây được sử dụng để làm dầu cam đắng. Hầu hết các bằng chứng về việc dầu neroli giúp làm mờ vết rạn da vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, tinh dầu neroli được sử dụng phổ biến với công dụng làm sáng da và cải thiện sự xuất hiện của sẹo và vết rạn da. Tinh dầu neroli cũng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp tái tạo tế bào da và cải thiện vẻ ngoài của da. Hoạt động chống oxy hóa này có thể cải thiện làn da bằng cách giúp các tế bào tái tạo.
6. Dầu hoắc hương
Mọi người thường sử dụng tinh dầu hoắc hương để cải thiện tâm trạng, nhưng nó cũng được biết đến với công dụng chữa lành vết thương và làm mờ sẹo. Các nghiên cứu cho thấy dầu hoắc hương có đặc tính chống oxy hóa và có thể thúc đẩy sự tổng hợp collagen, giúp làm khỏe da và giảm thiểu các vết rạn da.
7. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin E. Dầu ô liu có thể được sử dụng riêng pha loãng hay phối hợp. Loại dầu trị rạn da này được yêu thích trong chăm sóc da vì khả năng chống oxy hóa và hydrat hóa của nó. Nhưng theo một nghiên cứu trên phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ, sử dụng dầu ô liu ở vùng bụng hai lần mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa rạn da.
8. Tinh dầu trầm hương
Dầu trầm hương đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ vì các đặc tính chữa bệnh và điều trị các bệnh về da. Trầm hương đi vào da dễ dàng, các axit ferulic và vitamin trong dầu mang lại lợi ích chống oxy hóa cho da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh.
Các loại dầu kể trên có thể mang lại hiệu quả trong điều trị vết rạn da. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể sử dụng. Một số người sử dụng tinh dầu trị rạn da có thể xuất hiện những tác dụng phụ như bị kích ứng hoặc dị ứng da. Bạn nên ngừng sử dụng dầu trị rạn da nếu xuất hiện phát ban, mẩn đỏ hoặc ngứa. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu khi trước khi sử dụng dầu trị rạn da, nhất là khi bạn đang trong thời gian thai kỳ. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vết rạn da và họ có thể đề xuất các phương án điều trị phù hợp nhất với vết rạn của bạn.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích về rạn da và tìm cho mình tinh dầu trị rạn da hiệu quả.