Các vết rạn da màu đỏ có thể xuất hiện đầu tiên ở nhiều vị trí trên cơ thể, chúng có xu hướng phát triển trên những vùng mà bạn đã tăng cân nhiều như mông, bụng, đùi. Hãy cùng đón đọc bài viết sau để hiểu thêm về rạn da và có những biện pháp phòng ngừa và cải thiện chúng.
Tóm tắt nội dung
Rạn da hình thành như thế nào?
Rạn da phổ biến hơn ở nữ giới, ảnh hưởng đến 70% phụ nữ vị thành niên trong độ tuổi dậy thì và lên đến 90% phụ nữ mang thai. Chúng thường được tìm thấy ở những nơi tích trữ một lượng lớn chất béo như xung quanh vú, mông, đùi và bụng. Bạn thường phát hiện vết rạn khi bạn tăng cân trong một thời gian ngắn nhưng làn da của bạn chưa kịp thích ứng với sự phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện bình thường, da đáp ứng được với sự thay đổi của cơ thể nhờ khả năng giãn ra hoặc co lại. Tuy nhiên khi da không kịp đàn hồi, làm cho các sợi collagen, elastin nâng đỡ bị đứt gãy và kết quả bên ngoài chúng ta nhìn thấy là da bị “xé rách” thành các vết rạn.
Ban đầu, vết rạn da mới và có màu hồng, đỏ hoặc tím. Điều này do trong giai đoạn da hình thành phản ứng viêm khiến cơ thể tăng sinh mạch máu. Bên cạnh đó, khi các liên kết da tại lớp trên cùng bị đứt gãy, tạo thành các vết rách nhỏ cho phép thấy rõ các mạch máu phía dưới. Sự hiện diện của các mạch máu này cho phép rạn đỏ phản ứng nhanh hơn với việc điều trị. Tiếp đó, sau một thời gian, khi quá trình viêm dừng lại, các vết rạn da chuyển sang màu trắng hoặc trắng đục. Lúc này, việc điều trị cũng khó đáp ứng và cần nhiều thời gian để ghi nhận hiệu quả hơn.
Các vết rạn da màu đỏ có thể xuất hiện đầu tiên ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chúng có xu hướng phát triển trên những vùng mà bạn đã tăng cân nhiều trong một khoảng thời gian ngắn. Các vùng như mông, ngực, bụng, đùi là những vị trí thường xuất hiện các vết rạn da đỏ. Các vết rạn này sẽ không thể tự biến mất nhưng sẽ mờ sau một khoảng thời gian.
Những nguyên nhân xuất hiện rạn da đỏ
Rạn da đỏ thường gặp trong những trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình bị rạn da
- Tăng/giảm cân nhanh chóng
- Mang thai
- Đang trong độ tuổi dậy thì
- Phát triển cơ bắp nhanh chóng khi tập thể hình
- Sử dụng corticosteroid toàn thân hoặc tại chỗ
- Hội chứng Cushing
- Hội chứng Marfan
- Hội chứng Ehlers-Danlos
6 mẹo giúp ngăn ngừa vết rạn da màu đỏ
Uống đủ nước
Nước chiếm 70% cơ thể chúng ta. Việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Hãy uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và làn da từ bên trong. Khi uống đủ nước, làn da của bạn sẽ nhận đủ độ ẩm, giúp phục hồi độ đàn hồi của da, giữ cho da dẻo dai và mềm mại, tránh xuất hiện những vết rạn da mới. Bên cạnh việc bổ sung đủ nước, hãy nhớ dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết cho da thường xuyên để ngừa vết rạn da màu đỏ để cải thiện làn da.
Kiểm soát cân nặng
Rạn da hình thành khi làn da của bạn bị kéo căng nhanh và đột ngột. Chúng thường xuất hiện khi bạn tăng cân hay giảm cân quá nhanh trong quá trình mang thai hay phát triển. Do đó, việc duy trì cân nặng ổn định bằng cách thường xuyên tập thể dục là những cách ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Tập thể dục làm tăng tuần hoàn và giúp cơ thể tăng sản xuất collagen, giúp da chắc khỏe và căng tràn sức sống. Bạn có thể kiểm soát cân nặng của mình qua chế độ ăn hoặc tham gia đạp xe, chạy bộ, bơi lội,…. để cải thiện cân nặng của mình.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và còn giúp các vết rạn hạn chế xuất hiện. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, E, D và kẽm để cơ thể luôn khỏe và bảo vệ làn da bạn. Bạn cũng nên theo dõi chế độ ăn của mình, tính toán lượng protein tiêu thụ hợp lý bởi protein cũng là một chìa khóa để ngăn ngừa vết rạn da đỏ. Bạn cũng có thể bổ sung ngũ cốc, trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa vào thực đơn hằng ngày của mình.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D có thể giúp bạn tránh bị rạn da. Vitamin D dễ dàng được tìm thầy trong các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa như sữa hoặc sữa chua. Tắm nắng cũng giúp bạn cung cấp cho bạn lượng vitamin D cần thiết và giúp bạn tránh bị rạn da.
Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của collagen, giúp làn da của bạn đàn hồi và trắng sáng. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như các quả mọng, bắp cải, trái cây họ cam quýt, kiwi, đậu Hà Lan, … trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe và làn da của mình. Với lượng Vitamin C đầy đủ , các vết rạn da màu đỏ sẽ nhanh lành và hạn chế xuất hiện.
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 cũng giúp tăng độ đàn hồi cho da. Các loại thực phẩm như hạt lanh, hạt chia, cá hồi, cá mòi, gan cá tuyết, quả óc chó, đậu tương, thịt bò, đậu phụ, tôm và súp lơ có thể giúp bạn hạn chế vết rạn da.
Điều trị vết rạn da đỏ
Nguyên nhân hình thành các vết rạn da màu đỏ chủ yếu là do quá trình viêm và xơ hóa của da. Vì vậy để điều trị triệt để các vết rạn đỏ này, các sản phẩm hoặc các phương pháp điều trị phải có tác dụng chống viêm và chống xơ hóa. Tuy nhiên, do đây là phát hiện khoa học mới nên hiện chưa có nhiều phương pháp điều trị rạn đỏ tập trung vào cơ chế chuyên biệt này. Trên trên thị trường ngày nay được biết tới rộng rãi nhất vẫn là các phương pháp có hướng tác dụng tới rạn da nói chung. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp xâm lấn sau:
Liệu pháp xâm lấn điều trị rạn da chung
- Microneedling: giúp kích hoạt phản ứng chữa lành vết thương của cơ thể bạn, bao gồm sản xuất collagen và elastin. Microneedling tuy không hoàn toàn loại bỏ rạn da, nhưng nó có thể làm hạn chế rạn da và giảm vết rạn màu đỏ.
- Microdermabrasion: là một trong những phương pháp tốt nhất để cải thiện các vết rạn da màu đỏ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mài da vi điểm có thể giúp cải thiện sự xuất hiện của rạn đỏ, giúp làm mờ các vết rạn da mới.
- Liệu pháp laser: nhắm mục tiêu vào mạch máu, có thể làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông và tác động sâu vào da. Qua đó, làm giảm mẩn đỏ và ngăn chặn tối thiểu sự hình thành vết rạn da màu đỏ. Phương pháp này hoạt động bằng cách sử dụng các xung ánh sáng để phá hủy các tế bào da trên bề mặt, làm giảm sưng đỏ và viêm cho các vết rạn da.
- Phẫu thuật: phẫu thuật loại bỏ vùng da rạn có thể giúp loại bỏ vết rạn da vĩnh viễn, nó khá tốn kém và đi kèm với nhiều rủi ro.
Điều trị rạn đỏ với kem bôi chuyên biệt STRIANIX-P từ Pháp
Sản phẩm điều trị rạn đỏ STRIANIX-P được sản xuất tại Pháp với công dụng phòng ngừa làm làm mờ các vết rạn da màu đỏ.
Thành phần chính trong sản phẩm này là enzym SOD (Superoxide Dismutase enzyme). Enzym này mang lại tác dụng chống viêm nhờ giảm thiểu biểu hiện của các chất trung gian và bạch cầu đa nhân trung tính, đây được xem là enzym có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể con người. Không những vậy, SOD cũng thể hiện hoạt tính chống xơ hóa mạnh mẽ nhờ đối kháng TGF-ß và thúc đẩy chuyển hóa nguyên bào sợi cơ trở về các nguyên bào sợi bình thường. Từ đó giúp ngăn ngừa và làm mờ các vết rạn đỏ và hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Bên cạnh đó, sản phẩm được bổ sung thêm thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng, có tác dụng dưỡng da, giúp da mềm mịn và săn chắc. Sự kết hợp này giúp da có thể phục hồi nhanh hơn sau khi vết rạn đỏ đã được cải thiện.
Rạn da không phải là một bệnh lý nguy hiểm đối với da, nhưng chúng khiến bạn tự ti và có thể cản bước bạn. Hy vọng bài viết sau giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về vết rạn da màu đỏ và những biện pháp để cải thiện vết rạn này.