Vấn đề rạn ngực khi bầu bí là một thực trạng rất phổ biến và gây nhiều mặc cảm cho các chị em. Mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện rạn da ở ngực để có biện pháp khắc phục đúng đắn và nhanh chóng nhất.
Tóm tắt nội dung
Rạn ngực khi bầu có đặc điểm gì? Có khác vết rạn ở vị trí khác không?
Rạn da hình thành với những sọc hoặc vệt xuất hiện khi da bị kéo căng do thay đổi cơ thể quá đột ngột như mang thai. Các vết rạn da xuất hiện trên ngực cũng có những cơ chế tương tự như các vùng khác trên cơ thể. Ban đầu, khi vết rạn mới hình thành, vết rạn ngực thường có màu hơi hồng, tím hoặc đỏ, chúng có thể khiến bạn ngứa và kích ứng. Lâu dần, các vết rạn này sẽ nhạt dần thành màu bạc hoặc màu trắng.
Nguyên nhân gây rạn ngực khi bầu
Thay đổi cơ thể quá đột ngột
Mang thai là một nguyên nhân đặc biệt phổ biến làm xuất hiện các vết rạn. Các vết rạn không chỉ xuất hiện trên vùng bụng mà vùng ngực cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Làn da lúc này có thể bị kéo căng, các sợi collagen dưới da với chức năng giữ các mô liên kết lại với nhau không sản xuất kịp. Kết quả là xuất hiện các vết hoặc đường trông giống như vết sẹo trên da – hay còn gọi là vết rạn da.
Thay đổi nội tiết tố
Những thay đổi về nội tiết sẽ khiến cho làn da không thích nghi kịp. Khoảng sáu tuần sau khi mang thai, ngực sẽ bắt đầu phát triển. Nguyên nhân đến từ hoocmon estrogen, hoocmon này tăng lên kích thích sự phát triển của ngực và các ống dẫn sữa. Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong tuổi dậy thì có thể kích hoạt sự phát triển nhanh chóng của các mô vú. Khi các mô vú tăng lên, da căng ra. Da mỏng đi có thể dẫn đến các vết rạn trên ngực.Sự phát triển nhanh chóng này có thể dẫn đến các vết rạn da trên ngực.
Không kiểm soát cân nặng
Khi bạn tăng cân, mô mỡ ở ngực cũng tăng lên, kích thước vòng ngực tăng dễ xuất hiện các vết rạn. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh dễ khiến cho sự đàn hồi của làn da không có khả năng đáp ứng kịp. Tiếp đó, da sẽ phải giãn ra quá mức, gây tổn thương và làm rách lớp hạ bì da, làm hình thành nên các vết rạn xấu xí. Trong trường hợp khác, khi bạn giảm cân, mô mỡ ở ngực bạn sẽ giảm. Tuy nhiên, các vết rạn da trên ngực vẫn có thể xảy ra do sự mất mát collagen trong quá trình giảm cân, dẫn đến da mất độ đàn hồi. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, hãy cố gắng kiểm soát trọng lượng cơ thể luôn trong mức cho phép.
Một số nguyên nhân khác:
- Di truyền: Bản thân các vết rạn da không di truyền. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bạn bị rạn da, bạn cũng có nhiều khả năng bị rạn da hơn.
- Thiếu nước: Thiếu nước cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da bạn. Khi không bổ sung đủ nước, da bạn dễ bị khô và giảm khả năng đàn hồi da.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai một thời gian có thể ảnh hưởng tới nội tiết tố, dễ khiến da bị rạn.
- Rối loạn nội tiết tố: Các vết rạn da có thể xuất hiện tại vùng ngực nếu cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố hay mắc hội chứng Cushing.
Điều trị rạn da ở ngực
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị khác nhau từ tự nhiên đến xâm lấn mà bạn có thể sử dụng để làm mờ vết rạn da trên ngực. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị sẽ hiệu quả khi chúng được sử dụng trên các vết rạn da mới hình thành.
Điều trị tại nhà
- Massage làn da: Làn da khi được thư giãn, massage có thể giúp tăng lưu lượng máu và sản xuất collagen, giúp vết rạn nhanh mờ hơn. Hãy dành thời gian mỗi ngày massage ngực trong ít nhất 30 giây. Bạn có thể sử dụng các loại kem trị rạn da trong quá trình massage đạt kết quả tốt nhất.
- Tẩy da chết: Bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm tẩy tế bào chết. Việc loại bỏ lớp da chết giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất collagen và cải thiện vẻ ngoài của làn da, giảm rạn ra. Hãy lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp để tránh kích ứng da hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như đường, chanh để làm sạch da.
- Dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin E, dưỡng ẩm da. Sử dụng dầu dừa thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa các vết rạn da theo thời gian.
- Bơ ca cao hoặc bơ hạt mỡ: Các sản phẩm từ bơ ca cao và bơ hạt mỡ chứa vitamin E, vừa bổ dưỡng vừa rất tốt cho sức khỏe làn da, tăng độ đàn hồi mềm mịn và giảm các vết rạn.
Điều trị xâm lấn:
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc các biện pháp can thiệp giảm rạn da. Những cách này thường hiệu quả hơn đối với những vết rạn da cứng đầu, những vết rạn trắng. Những biện pháp can thiệp có thể kể đến như: Liệu pháp tái tạo bề mặt bằng laser, Peel da Microdermabrasion,…. Tuy nhiên, các mẹ bầu không được khuyến khích sử dụng những liệu pháp trên nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa rạn da trên ngực
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa các vết rạn da trên ngực, nhưng bạn có thể thực hiện để giảm khả năng phát triển của chúng.
- Lập kế hoạch ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để cải thiện sức khỏe làn da. Việc thiết lập một chế độ ăn hợp lý cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng, tránh xuất hiện các vết rạn mới.
- Kiểm soát cân nặng: Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý. Bạn có thể tham gia tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đạp xe,… để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước có thể giúp giữ cho làn da của bạn đủ nước và mềm mại, duy trì độ ẩm cho da.
- Hấp thụ vitamin D: Việc duy trì mức vitamin D phù hợp có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa như sữa hoặc sữa chua.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp giảm viêm và đóng một vai trò trong quá trình chữa lành vết thương. Bạn có thể chống rạn da khi mang thai với các loại thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt và cá trong chế độ ăn uống của bạn.
- Bổ sung vitamin C: vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của collagen, giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, ngăn ngừa các vết rạn da. Bạn có thể bổ sung vitamin C dễ dàng qua nhiều loại trái cây và rau quả họ cam quýt, chẳng hạn như cam và chanh.
Rạn ngực khi bầu là hiện tượng cực kỳ phổ biến. Chúng thường nhạt dần từ màu hồng hoặc đỏ sang trắng theo thời gian. Các phương pháp điều trị tại nhà và can thiệp y tế có thể giúp điều trị rạn da, nhưng tất cả đều hiệu quả nhất khi vết rạn còn mới. Hy vọng, các thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm gợi ý để tìm cho mình giải pháp làm mờ vết rạn da ngực hiệu quả nhất.