Rạn da là hiện tượng phổ biến ở nhiều người và được phân loại thành rạn đỏ và rạn trắng. Tuy nhiên, 2 loại rạn này không chỉ khác nhau về màu sắc mà còn khác nhau về cơ chế bệnh học. Vì vậy, tùy thuộc vào loại rạn mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích nguyên nhân xuất hiện, cách phân biệt và các lựa chọn điều trị thích hợp theo từng loại rạn da.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân xuất hiện rạn da
Nhờ vào các nguyên bào sợi như collagen, elastin nên da luôn có độ đàn hồi ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên, dưới tác động của bất kỳ yếu tố hoặc điều kiện nào gây ra hiện tượng căng da quá mức đều có thể làm xuất hiện các vết rạn da. Mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền và nội tiết tố trong cơ thể. Các vị trí thường xuất hiện các vết rạn da này là hông, mông, bắp đùi, ngực, bụng, lưng dưới và lưng trên, cánh tay, đầu gối,…
Những nguyên nhân dẫn đến tác động kéo căng da:
- Cơ thể thay đổi kích thước quá nhanh (mang thai, tăng cân nhanh, cơ thể phát triển trong độ tuổi dậy thì,…) là nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện các vết rạn.
- Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể (cortisol, estrogen, androgen…) cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ đàn hồi của da, đặc biệt là hormone cortisol. Đặc biệt ở giai đoạn tuổi dậy thì và mang thai, các hormone trong cơ thể cũng biến động, cùng với tác động căng da làm các vết rạn dễ dàng xuất hiện nhiều hơn.
- Các vấn đề về bệnh lý như đái tháo đường, hội chứng Cushing,… thường khiến bệnh nhân phải duy trì uống thuốc có thể chứa corticoid. Kết quả dẫn tới việc làm suy yếu khung collagen trong cấu trúc da và hình thành các vết rạn, nứt.
- Di truyền từ bố hoặc mẹ cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy. Vì khi bản thân cấu trúc da đã không tốt, thì khi gặp các yếu tố tác động sẽ dễ dàng làm các vết rạn nứt xuất hiện.
Rạn đỏ và rạn trắng khác nhau như thế nào?
Rạn đỏ
Các vết rạn mới xuất hiện là rạn đỏ. Nguyên nhân là do quá trình viêm, xơ hóa dưới tác động căng da đột ngột, làm hiện lên cách mạch máu và tạo thành vết rạn đỏ. Bề mặt của các vết rạn này thường bằng phẳng hoặc hơi sần sùi đường cao đường thấp. Tuy nhiên, vì các vết rạn này mới xuất hiện nên sẽ dễ dàng đáp ứng điều trị hơn.
Rạn trắng
Theo thời gian, các vết rạn đỏ sẽ chuyển sang màu trắng nên còn gọi là rạn trắng hoặc vết rạn lâu năm. Nguyên nhân là do thiếu hụt các nguyên bào sợi sản xuất collagen, elastin (cũng như các protein cấu trúc da khác). Bề mặt của các vết rạn này thường lõm hẳn xuống so với bề mặt da. Vì là vết rạn lâu ngày, nên rạn trắng khó đáp ứng điều trị hơn.
Cách điều trị rạn đỏ và rạn trắng
Hiện nay, trên thị trường chưa xuất hiện nhiều các phương pháp đặc trị cho từng loại rạn da. Các phương pháp phổ biến hiện nay thường tập trung vào tăng sinh collagen và elastin hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm hỗ trợ làm giảm xuất hiện các vết rạn mới. Vì vậy, các phương pháp này có thể khó mang lại hiệu quả mong muốn cho người điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn đọc có thể tham khảo.
Điều trị rạn da chung
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên: Các nguyên liệu tự nhiên như bơ, bã cafe, nha đam, mật ong, dầu dừa,… thường được các chị em sử dụng để làm mờ các vết rạn da. Nhìn chung, các nguyên liệu này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp dưỡng ẩm và phục hồi cho da. Tuy nhiên, để điều trị rạn da, các thành phần này cần sử dụng trong thời gian dài và thường không mang lại hiệu quả cao trong điều trị rạn da vì chỉ có tác dụng trên bề mặt tạm thời. Vì vậy, cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị này.
- Kem, gel, lotion: Các sản phẩm dưỡng ẩm nói chung có tác dụng cấp ẩm cho da, hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi và làm giảm xuất hiện các vết rạn mới nhưng không thể điều trị tận gốc các vết rạn
- Retinoids: Retinoid là các dẫn xuất của vitamin A giúp tái tạo lại các sợi collagen của da và hỗ trợ loại bỏ tế bào chết. Tuy nhiên, 1 lưu ý nhỏ là thành phần thành có thể gây kích ứng da ở một số người sử dụng và không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Liệu pháp laser: Liệu pháp này có tác dụng kích thích sản sinh collagen và elastin, hồi phục các tế bào tổn thương dưới da.
- Thủ thuật: Các thủ thuật như lột da hóa học, mài da vi điểm, lăn kim,… có tác dụng loại bỏ lớp sừng trên da, kích thích sản sinh lớp da mới, hỗ trợ làm mờ các vết rạn da. Tuy nhiên, 1 quá trình điều trị thường kéo dài trong nhiều buổi và tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của làn da.
Điều trị rạn đỏ với STRIANIX-P
Sản phẩm điều trị rạn đỏ STRIANIX-P được chứng minh mang lại hiệu quả trong phòng ngừa và làm mờ các vết rạn da màu đỏ.
Thành phần chính trong sản phẩm này là enzym SOD (Superoxide Dismutase enzyme). Enzym này mang lại tác dụng chống viêm nhờ giảm thiểu biểu hiện của các chất trung gian và bạch cầu đa nhân trung tính, đây được xem là enzym có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể con người. Không những vậy, SOD cũng thể hiện hoạt tính chống xơ hóa mạnh mẽ nhờ đối kháng với yếu tố tăng trưởng TGF-ß và thúc đẩy chuyển hóa nguyên bào sợi cơ trở về các nguyên bào sợi bình thường. Từ đó giúp ngăn ngừa và làm mờ các vết rạn đỏ và hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Bên cạnh đó, sản phẩm được bổ sung thêm thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng, có tác dụng dưỡng da, giúp da mềm mịn và săn chắc. Sự kết hợp này giúp da có thể phục hồi nhanh hơn sau khi vết rạn đỏ đã được cải thiện.
Điều trị rạn trắng với STRIANIX-W
Bên cạnh sản phẩm điều trị rạn đỏ, thương hiệu đến từ Pháp này cũng ra mắt 1 phiên bản điều trị rạn trắng STRIANIX-W với công dụng phòng ngừa, làm mờ rạn trắng, đồng thời làm đầy nếp nhăn và các vết sẹo lõm.
Với rạn trắng, vì các nguyên bào sợi bị đứt gãy nhiều và không thể phục hồi quá trình trao đổi chất là nguyên nhân chủ yếu nên việc phục hồi collagen và elastin là cách điều trị cho loại rạn này. Thành phần chính của STRIANIX-W là Palmitoyl Tripeptide-5. Đây là peptide tổng hợp mang đoạn acid amin tương tự với protein TSP-1 trong da. Với kích thước siêu nhỏ, Palmitoyl Tripeptide-5 dễ dàng thâm nhập vào lớp trung bì và hoạt hóa yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi TGF-β để thúc đẩy tăng sinh collagen cũng như các protein cấu trúc da, tái tạo vùng da có các vết rạn trắng. Bên cạnh đó, loại peptide này cũng ức chế các enzym phân giải collagen elastin và các protein cấu trúc của da, từ đó, hạn chế tình trạng đứt gãy các nguyên bào sợi làm xuất hiện các vết sẹo trên da.
Ngoài ra, sản phẩm được bổ sung thành phần sáp ong có tác dụng trong việc dưỡng ẩm, phục hồi và bảo vệ da. Nhờ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các vết rạn trắng và tái tạo làn da săn chắc hơn.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những đặc điểm khác nhau của rạn đỏ và rạn trắng về các đặc điểm bên ngoài cũng như cơ chế xuất hiện của 2 loại rạn da này. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm các kiến thức về tình trạng rạn da cũng như tìm được giải pháp điều trị phù hợp với bản thân mình!