Rạn da ở đùi xuất hiện khi một người tăng cân hoặc cơ xung quanh đùi hoặc khi họ giảm cân quá nhanh ở khu vực đùi. Tuy nhiên, bạn đã biết nguyên nhân xuất hiện rạn da hay cách điều trị hiệu quả? Hãy cũng theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin về rạn da đùi nhé!
Tóm tắt nội dung
Rạn da ở đùi
Rạn da trên đùi thường hình thành ở lớp giữa của da – lớp trung bì- sau khi bị kéo da căng quá mức do thay đổi cơ thể quá đột ngột. Khi các sợi liên kết trên da căng ra quá mức, chúng có thể bị rách và để lại vết hằn. Rạn da ở đùi xuất hiện khi một người tăng cân hoặc cơ xung quanh đùi hoặc khi họ giảm cân quá nhanh ở khu vực này. Quá trình tăng trưởng và mang thai cũng có thể gây ra các vết rạn trên đùi. Vết rạn mới này ban đầu có thể có màu đỏ hoặc tím do các mạch máu nhìn thấy qua da. Theo thời gian, vết rạn da của bạn có thể mờ dần thành màu bạc hoặc trắng và trở nên khó điều trị hơn.
Quá trình hình thành rạn da đùi
Sự xuất hiện của các vết rạn da khác nhau và phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân, loại da và thời gian hình thành vết rạn. Bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng phổ biến nhất bao gồm:
- Các vết hoặc đường trên da
- Màu đỏ, tím, trắng hoặc bóng
- Vết lõm hoặc gờ, rãnh nhẹ trên da
- Các vết rạn thay đổi màu sắc hoặc mờ dần theo thời gian
- Xuất hiện trên ngực, đùi, mông, cánh tay trên, lưng dưới, hông và bụng
Các vết rạn da ở có thể khác nhau về kích thước và màu sắc tùy thuộc vào tình trạng da và thời điểm xuất hiện của chúng. Trong giai đoạn đầu, các vết rạn trên đùi trong của bạn có thể có màu đỏ hoặc tím. Khi da từ lớp giữa của bạn bị rách, khu vực này sẽ trở nên mỏng hơn và này bạn có thể nhìn thấy các mạch máu bên dưới da. Theo thời gian, các mạch máu của bạn sẽ thu hẹp và khiến các vết rạn da của bạn bị đổi màu. Các vết từng có màu đỏ có thể chuyển sang màu da, bạc hoặc trắng. Những vết rạn vào giai đoạn này sẽ khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây ra rạn da ở đùi
Thay đổi cân nặng đột ngột
Tăng cân quá nha, không kiểm soát là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo cơ hội cho những vết rạn da ở vùng hông và vùng đùi xuất hiện. Hông và đùi là khu vực tập trung nhiều mỡ. Khi bạn tăng cân quá nhanh, vùng da đùi căng đột ngột nhưng da khiến da không thích ứng kịp. Lúc này da phải giãn ra quá mức chịu đựng khiến cho lớp hạ bì bị rách và hình thành các vết rạn.
Luyện tập thể hình
Rạn da ở đùi thường được bắt gặp ở những người tập thể hình. Tham gia luyện tập với cường độ cao cùng với một chế độ ăn uống không phù hợp dễ khiến cho cơ tăng quá nhanh. Điều này khiến cấu trúc lớp hạ bì dưới da bị phá vỡ và dễ hình thành các vết rạn. Thực hiện bài tập squat với tần suất cao khiến cơ tăng lên và khiến vết rạn đùi sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Tăng trưởng trong độ tuổi dậy thì
Ở độ tuổi này, bạn thường sẽ xuất hiện tình trạng rạn da, khiến bạn mất tự tin và rụt rè. Khi bước sang tuổi dậy thì, sự đàn hồi của da bạn sẽ khó lòng bắt kịp với mức tăng trưởng và phát triển quá nhanh của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách cần bằng lượng thức ăn nạp vào, kiểm soát cân nặng cũng như giữ ẩm tốt cho da, tình trạng rạn da có thể được cải thiện.
Mang thai
Mang thai là một trong những nguyên nhân gây rạn da ở đùi. Tuy nhiên, ở thời kì này, những vết rạn cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như bụng, ngực. Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể làm suy giảm cấu trúc của da dẫn đến da dễ bị rạn hơn. Mất cân bằng hormone sẽ làm cho collagen và chất xơ elastin bị rách trên vùng da bị kéo căng dẫn đến hình thành các vết rạn da.
Phương pháp điều trị rạn da ở đùi
Khi những vết rạn da mới xuất hiện trên da, chúng sẽ có màu đỏ, nhưng theo thời gian, chúng sẽ chuyển sang màu trắng hoặc bạc. Các vết rạn da thường không thể loại bỏ vĩnh viễn, nhưng chúng thường mờ dần theo thời gian. Khoảng 6 đến 12 tháng, những vết rạn sẽ có xu hướng mờ dần nếu bạn chăm sóc tốt cho làn da và sức khỏe của mình.
Điều trị rạn da xâm lấn:
- Laser Pulsed Dye: còn được gọi là laser màu hay laser nhuộm xung, phương pháp điều trị sóng RF kết hợp laser xung màu này được coi là hiệu quả nhất đối với các vết rạn da mới và vẫn còn màu đỏ hoặc màu tím. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này sẽ kém hiệu quả hơn nếu bạn có làn da sẫm màu.
- Microdermabrasion: hay còn được gọi là mài da vi điểm, thường được sử dụng như một phương pháp điều trị mụn trứng cá. Phương pháp này có thể giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da, giúp làm mờ các vết rạn da mới. Tuy nhiên, sử dụng Microdermabrasion có thể gây kích ứng cho da.
- Laser Fractional: là một phương pháp điều trị mới, tác động sâu vào da, làm phẳng các vết rạn da cũ và các vết rạn trắng màu trắng.
- Phẫu thuật: phẫu thuật loại bỏ vùng da rạn có thể giúp loại bỏ vết rạn da vĩnh viễn, nó khá tốn kém và đi kèm với nhiều rủi ro cho ng
Điều trị rạn đỏ bằng các thành phần tự nhiên:
- Tẩy tế bào chết với đường
Đường được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên cho da. Bạn có thể trộn một thìa đường, thêm vài giọt dầu hạnh nhân và một ít nước cốt chanh. Khuấy đều và thoa hỗn hợp này trực tiếp lên vết rạn da. Bạn có thể tẩy tế bào chết với hỗn hợp này trong khoảng 10-12 phút và rửa sạch. Nếu bạn sử dụng liên tục một thời gian, vết rạn sẽ mờ và giảm hẳn.
- Khoai tây
Khoai tây có chứa tinh bột, một sản phẩm làm dịu da do đặc tính làm mềm da. Nước ép khoai tây có chứa tinh bột và các enzym làm sáng da khác, giúp tẩy trắng da và do đó có thể giúp giảm khả năng xuất hiện của các vết rạn da khi bôi thường xuyên. Các chất chống oxy hóa trong khoai tây cũng hỗ trợ loại bỏ các vết rạn. Bạn có thể cắt lát dày khoai tây, sử dụng và chà nhẹ lên vết rạn da trong một thời gian. Tiếp đó, rửa sạch vùng da trên bằng nước ấm. Sau một thời gian sử dụng, khoai tây sẽ giúp vùng da của bạn mềm mịn, giúp giảm vết rạn da hiệu quả.
- Nha đam
Nha đam được biết đến với đặc tính chữa bệnh và làm dịu da, giúp da mềm mại. Bạn có thể thoa nha đam trực tiếp lên vết rạn da, giúp da cung cấp độ ẩm, căng mịn và hỗ trợ giảm vết rạn. Sau vài phút, nha đam khô lại, làn da của bạn hoàn toàn hấp thụ, bạn có thể rửa sạch bằng nước ấm.
- Dầu ô liu
Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, vô cùng hiệu quả cho điều trị các rối loạn về da. Bạn có thể sử dụng một ít dầu ô liu, làm ấm da và nhẹ nhàng thoa lên vết rạn. Điều này sẽ giúp làn da của bạn cải thiện lưu thông máu và theo thời gian các vết rạn da sẽ mờ đi và giảm bớt.
- Bơ ca cao
Bơ ca cao được sử dụng phổ biến cho các vết rạn da do nó có đặc tính chống nhăn và chống lão hóa. Điều này cũng vô cùng hữu ích trong việc cải thiện lưu thông máu và do đó làm giảm vết rạn da. Bạn có thể sử dụng bơ ca cao và massage vùng da cần chữa trị . Hãy thực hiện ít nhất hai lần một ngày và lặp lại điều này trong 2-3 tháng để nhận thấy được sự khác biệt.
Rạn da ở đùi thường xuất hiện ở đùi trong sau tuổi dậy thì, tăng cân hoặc mang thai. Chúng có thể khiến bạn mất tự tin nhưng các vết rạn da này vô hại. Bạn có thể cải thiện các vết rạn bằng những phương pháp tự nhiên hay xâm lấn. Mong rằng, bài viết trên đây cho bạn nhiều thông tin bổ ích về rạn da ở đùi.