Rạn da khi mang thai là một tình trạng da phổ biến. Lúc đầu, các vết rạn da mới thường có màu đỏ. Khi vết rạn da lành lại, chúng chuyển sang màu trắng và tiếp tục mờ dần theo thời gian. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về rạn da và có những biện pháp chống rạn da khi mang thai nhé!
Rạn da khi mang thai
Mang thai là một trong những thời điểm phổ biến xuất hiện các vết rạn da. Trên thực tế, người ta ước tính rằng 50-90% của phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện tình trạng rạn da trước khi sinh nở. Khi mang thai, ảnh hưởng của hormone có thể làm suy giảm cấu trúc của da dẫn đến da dễ bị rạn hơn. Khi mang thai, bạn có thể cảm thấy cơ thể phát triển nhanh chóng. Các vết rạn thường gặp nhất ở một số bộ phận trên cơ thể có nguy cơ bị rạn da như bụng, đùi và hông của bạn. Các vết rạn thường bắt đầu từ tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ. Áp lực gia tăng có thể kéo căng da, do đó dẫn đến các vết rạn da. Rạn da thường mờ dần và ít nhận thấy hơn theo thời gian. Ban đầu là những vết màu đỏ hoặc hồng và sẽ chuyển dần sang màu bạc hoặc trắng nhạt.
Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể làm xuất hiện tình trạng rạn da có thể do tiền sử gia đình dễ bị rạn da, sự tăng cân quá nhanh chóng và đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng hay sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Tăng quá nhiều cân trong một thời gian ngắn sẽ gây áp lực lên da, khiến làn da của bạn phải căng ra để thích ứng với khối lượng cơ thể tăng lên. Tùy thuộc vào nơi bạn tăng cân quá mức, các vết rạn da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thế nên, các mẹ bầu có thể chống rạn da khi mang thai bước đầu đơn giản bằng việc tăng cân khi mang thai một cách từ từ và đều đặn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để lập ra cho mình một chế độ ăn phù hợp và kế hoạch tập thể thao phù hợp. Những hành động này sẽ giúp bạn tránh dung nạp quá nhiều, tránh tăng cân nhanh không kiểm soát. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp mẹ bầu cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng bản thân và thai nhi.
Bí quyết chống rạn da khi mang thai cho các mẹ bầu
Kiểm soát cân nặng của bạn
Rạn da có thể xảy ra khi làn da của bạn bị giãn ra nhanh chóng do tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy các vết rạn da sau khi giảm cân nhanh chóng. Một số người bị rạn da trong quá trình tăng trưởng vượt bậc, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì. Mẹ bầu do ảnh hưởng hoocmon hay nhất là thường xuất hiện các tình trạng thèm ăn dẫn đến không kiểm soát được cân nặng cũng rất dễ xuất hiện vết rạn. Thế nên, phụ nữ mang thai cũng cần theo dõi chế độ ăn uống và kiểm soát để duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá nhanh và mất kiểm soát.
Các mẹ bầu có thể tham gia tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đạp xe nhẹ nhàng để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nếu bạn nhận thấy mình tăng hoặc giảm cân quá nhanh dù đã có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể giúp giữ cho làn da của bạn đủ nước và mềm mại, duy trì độ ẩm cho da. Một làn da khô có thể là một yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện rạn da. Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo uống ít nhất 8 cốc nước/ngày. Thức uống có chứa caffeine như cà phê có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện và phát triển các vết rạn da. Nếu bạn là một mẹ bầu “cuồng” cà phê, hãy đảm bảo rằng bạn đang cân bằng lượng cà phê và lượng nước nạp vào cơ thể. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng trà thảo mộc và các chất lỏng không chứa caffeine khác.
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng
Rạn da cũng có thể xảy ra nếu bạn thiếu dinh dưỡng và không có một kế hoạch ăn uống hợp lý trong thai kỳ. Thế nên, một trong những biện pháp hữu ích và đơn giản giúp bạn có thể ngăn ngừa rạn da khi mang thai là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Sử dụng các thực phẩm tăng cường sức khỏe làn da có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa các vết rạn. Mẹ bầu cần lên thực đơn đầy đủ dưỡng chất để giúp bé khỏe mạnh đồng thời theo dõi cân nặng và bảo vệ làn da.
Hấp thụ vitamin D
Một nghiên cứu đã phát hiện ra mối tương quan giữa hàm lượng vitamin D thấp và tỷ lệ bị rạn da. Kết quả cho thấy rằng việc duy trì mức vitamin D phù hợp có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da. Mẹ bầu có thể để hấp thụ vitamin D trực tiếp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D cũng dễ dàng được tìm thầy trong các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa như sữa hoặc sữa chua.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe làn da. Kẽm giúp giảm viêm và đóng một vai trò trong quá trình chữa lành vết thương. Thực phẩm giàu kẽm giúp bạn tăng sức khỏe cho làn da, giúp làn da càng thêm khỏe mạnh. Bạn có thể chống rạn da khi mang thai với các loại thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt và cá trong chế độ ăn uống của bạn.
Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống
Collagen đóng một vai trò trong việc giữ cho làn da của bạn chắc khỏe và đàn hồi. Collagen giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, ngăn ngừa các vết rạn da. Cùng với đó, vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của collagen. Thế nên, bổ sung vitamin C cũng là một bí quyết giúp mẹ bầu chống rạn da an toàn. Phụ nữ mang thai có thể bổ sung vitamin C dễ dàng qua nhiều loại trái cây và rau quả họ cam quýt, chẳng hạn như cam và chanh.
Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên
Các vết rạn da có thể mờ dần theo thời gian. Thế nhưng, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên để giảm sự xuất hiện của các vết rạn này. Dầu ô liu có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin E, dưỡng ẩm da. Sử dụng dầu ô liu thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa các vết rạn da theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên làm ấm dầu ô liu trước khi thoa để cải thiện lưu thông máu. Bên cạnh đó, chiết xuất từ hạt ca cao, bơ ca cao cũng chứa những thành phần siêu dưỡng ẩm, giúp thấm sâu vào da, cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ làm mờ dần các vết rạn da theo thời gian. Thêm vào đó, dầu argan chứa vitamin E, vitamin A, axit béo cũng là một sản phẩm thường dùng ngừa rạn da cho mẹ bầu. Dầu argan giúp da mềm mại và ít bị viêm, ngăn ngừa và cải thiện vết rạn da.
Nếu bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn các vết rạn trên da, bạn hãy cố gắng giảm thiểu sự xuất hiện của chúng. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu khi bạn nhận thấy cơ thể mình xuất hiện vết rạn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vết rạn da và họ có thể đề xuất các phương án điều trị phù hợp nhất với vết rạn da này.
Rạn da có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và khiến nhiều mẹ bầu tự ti. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để hiểu thêm về làn da cũng như tìm ra những biện pháp chống rạn da khi mang thai hiệu quả.