Rạn da là tình trạng rất phổ biến mà phụ nữ thường phải đối mặt khi mang bầu, sau sinh. Để loại bỏ rạn da đã khó nhưng tìm cách trị rạn da cho bà bầu còn nan giải hơn bởi đây là nhóm đối tượng nhạy cảm, cần đề cao tiêu chí an toàn cho em bé và cả sức khỏe của mẹ. Chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp lại những cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất để chị em tham khảo.
Tóm tắt nội dung
Vì sao bạn bị rạn da khi mang thai? Rạn da thường xảy ra ở thời điểm nào?
Rạn da là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở phái nữ. Đa số phụ nữ đều mắc phải tình trạng rạn da sau khi mang thai, sinh con. Làn da của các mẹ trong thai kỳ sẽ bị kéo căng ra đồng thời xuất hiện những vết nứt.
Bên cạnh nguyên nhân mang thai gây ra tình trạng rạn da cho phụ nữ thì di truyền cũng là nguyên nhân phổ biến không kém. Ngoài ra rạn da còn xuất hiện khi bạn tăng cân hoặc giảm cân trong thời gian quá ngắn.
Theo thống kê 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi bước vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Thoạt đầu bạn chỉ cảm nhận được cơn ngứa râm ran ở phần bụng, đùi sau đó mức độ ngứa tăng dần và xuất hiện vết rạn. Khi em bé trong bụng càng lớn, cân nặng của mẹ sẽ tăng lên khó kiểm soát từ đó các vết rạn cũng lớn dần và đậm hơn.
Biểu hiện của rạn da? Hình thức và màu sắc của vết rạn da?
Những vết rạn da thường tập trung ở những bộ phận cụ thể như bụng, đùi,… Tuỳ vào cơ địa mà những vết nứt rạn da sẽ tập hợp ở những vị trí khác nhau. Bạn có thể nhận biết vết rạn thông qua những biểu hiện cụ thể sau:
- Trên bộ phận xuất hiện vết lõm vào trong da.
- Có các sọc dọc theo đùi, bụng.
- Các vết bao phủ nhiều vùng trên cơ thể.
Ngoài ra, rạn da được chia làm 2 nhóm chính: vết rạn da có màu hồng hoặc vết rạn da có màu trắng.
- Vết rạn da màu hồng, đỏ: đây là đặc trưng trong giai đoạn đầu của rạn da. Bên cạnh màu sắc thì giai đoạn này cũng nổi bật bởi triệu chứng ngứa ngáy khó chịu vì tác động của quá trình viêm bên trong tổ chức da.
- Vết rạn da màu trắng: đây là giai đoạn sau của rạn. Các vết rạn đỏ sau một thời gian khi không được điều trị, các mạch máu dưới da giảm dần thì vết rạn cũng chuyển sang màu trắng hoặc trắng đục. Thường các vết rạn trắng đi kèm bề mặt lõm hẳn xuống, da như bị “xé rách”.
Ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai
Dù biết rạn da là tình trạng khó thể tránh của phụ nữ khi bước vào giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên bạn cũng có thể giảm thiểu tối đa khả năng mắc rạn da bằng những biện pháp cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống tốt cho da
Không chỉ tăng cân quá mức so với khả năng co dãn của da mới gây ra những vết rạn trên cơ thể. Nếu ăn uống thiếu các dưỡng chất bổ cho da, bạn hoàn toàn có thể mắc phải rạn da ở nhiều cấp độ khác nhau. Để tránh tình trạng này xảy ra bạn có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho da như vitamin C, D, E, chất đạm,…
Uống nhiều nước
Theo nghiên cứu, những người có làn da mềm mại thường có ít khả năng rạn da hơn những người có làn da khô, sần sùi. Vì vậy hãy cấp đủ nước mỗi ngày để đảm bảo làn da luôn được dưỡng ẩm từ bên trong. Từ đó giảm thiểu hiện tượng rạn da bạn nhé!
Kiểm soát cân nặng
Việc tăng cân, giảm cân quá nhanh không chỉ khiến cơ thể bạn bị suy nhược nghiêm trọng, gây uể oải, thiếu sức sống mà còn có nguy cơ khiến bạn bị rạn da. Để tránh khỏi những tình trạng trên, bạn nên kiểm soát cân nặng thường xuyên, tránh việc giảm cân, tăng cân thiếu khoa học.
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả
Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những vết rạn, bạn đừng nên tự ti hay hoảng sợ. Hãy thực hiện những biện pháp sau để trị rạn da trong thời gian ngắn nhất nhé!
Chăm sóc da
Bạn có thể chăm sóc da để phục hồi, tái tạo lại độ ẩm, độ mềm mịn và trắng sáng cho da. Đa số bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thêm các chất dưỡng ẩm để có thể cấp ẩm và nuôi dưỡng làn da từ bên ngoài.
Đây là bước khá quan trọng trước khi bạn bước vào quá trị trị rạn dứt điểm vì làn da chỉ có thể hồi phục nhanh chóng khi được cấp ẩm với mức độ vừa đủ.
Tuy nhiên các chất dưỡng ẩm thông thường trên thị trường chỉ có công dụng hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn mới chứ không thể xoá đi hoàn toàn các vết rạn cũ còn tồn tại trên da.
Sử dụng dầu dừa để trị rạn da
Đây là phương pháp nhân gian phổ biến khi trị rạn da. Bởi vì trong dầu dừa có hợp chất chất béo axit linoleic giúp dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho làn da của bạn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình trị rạn da.
Tuy nhiên theo bà Purvisha Patel, dầu dừa chỉ đóng vai trò là chất khóa ẩm – tức là chỉ giúp giữ lượng nước bền trong làn da nhiều và lâu hơn. Vì vậy dầu dừa hoàn toàn không có khả năng cấp ẩm cũng như tái tạo làn da hay trị dứt điểm rạn da cho các mẹ bầu.
Để dùng dầu dừa trị rạn da, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ lên lòng bàn tay.
- Massage quanh vùng rạn da tầm 2-3 phút.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp dầu dừa với bơ hạt mỡ và bơ ca cao bằng cách:
- Trộn đều lượng dầu dừa, bơ hạt mỡ và bơ ca cao.
- Hấp cách thuỷ và đun lò vi sóng.
- Thêm vitamin E vào hỗn hợp.
- Để nguội hỗn hợp
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn.
Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày để cấp ẩm cho vùng bị rạn da.
Dầu oliu
Dầu oliu cũng là hợp chất được ứng dụng nhiều trong việc trị rạn da. Bởi trong dầu oliu có chứa các dưỡng chất tốt cho da như vitamin E giúp tái tạo da, ngăn ngừa quá trình hình thành vết nhăn trên cơ thể.
Tương tự dầu dừa, bạn có thể sử dụng dầu oliu trong việc trị rạn da bằng cách:
- Lấy một lượng dầu oliu vừa đủ lên lòng bàn tay.
- Massage lên vùng xuất hiện vết rạn.
Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ tuần để cấp đủ dưỡng chất cho làn da và làm mềm mịn vùng bị rạn.
Các cách trị rạn da KHÔNG NÊN DÙNG cho bà bầu
Sử dụng Retinoids
Retinoid có công dụng kích thích tăng trưởng collagen, làm đầy da và khiến làn da của bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên khi đang mang thai hay cho con bú, bạn không được sử dụng Retinoids để trị rạn da. Lý do là bởi Retinoids có khả năng hấp thu qua máu và tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Phi kim, lăn kim, peel da…
Đây đều là các phương pháp đẩy nhanh quá trình thay da bằng kích thích cơ học hoặc dùng hoạt chất hóa học nồng độ cao. Từ đó lớp da rạn sần sùi sẽ được thay từ từ bằng lớp da mới, căng khỏe hơn. Tuy nhiên không chỉ vì sức khỏe thai nhi bên trong mà lớp da bà bầu cũng vô cùng nhạy cảm nên các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ mang thai điều trị rạn bằng phi kim, lăn kim hay peel da. Tốt nhất, chị em nên đợi sau khi sinh một thời gian mới có thể sử dụng các phương pháp này.
Bà bầu không nên dùng laser để trị rạn da
Laser là phương pháp sử dụng bước sóng ánh sáng ngắn để kích thích các tổ chức da tăng sinh collagen, elastin nhằm “vá” vết rạn. Hiện nay có rất nhiều công nghệ laser hiện đại mang hiệu quả làm mờ rạn da cao.
Tuy nhiên, các tác động của laser đối với thai nhi cũng rất đáng lo ngại nên phụ nữ mang thai không nên điều trị rạn da bằng laser.
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại thì các phương pháp điều trị rạn da hiện nay cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, để lựa chọn cách trị rạn da cho bà bầu cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu nên việc sử dụng sản phẩm bôi ngoài có chứa thành phần lành tính vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, các mẹ đã có thể lựa chọn cho mình cách phòng ngừa và trị rạn không những hiệu quả cho mẹ mà còn tuyệt đối an toàn cho bé.