Rạn da khi mang thai là kết quả tự nhiên của việc da bạn bị kéo căng ra để nhường chỗ cho thai nhi và tử cung đang phát triển, các vết rạn da có xu hướng mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về bầu bị rạn đỏ và những phương pháp ngăn ngừa rạn da hiệu quả cho mẹ bầu.
Tóm tắt nội dung
Dấu hiệu bầu bị rạn đỏ là gì?
Rạn da đỏ khi mang thai hay bầu bị rạn đỏ là hiện tượng tự nhiên, với hơn 50% cơ thể phụ nữ mang thai gặp phải. Rạn da khi mang thai là kết quả tự nhiên của việc da bạn bị kéo căng ra để nhường chỗ cho thai nhi và tử cung đang phát triển. Chúng bắt đầu với giai đoạn rạn đỏ khi các đường sọc dài chạy dọc da có màu ban đỏ, hồng hoặc tím. Khi không được giải quyết triệt để, các vết rạn đỏ này sẽ chuyển thành rạn trắng và khó điều trị hơn cả.
Sở dĩ các vết rạn đỏ có màu hồng, đỏ hoặc tím là bởi trong giai đoạn này, da hình thành phản ứng viêm khiến cơ thể tăng sinh mạch máu. Bên cạnh đó, khi các liên kết da tại lớp trên cùng bị đứt gãy, tạo thành các vết rách nhỏ cho phép thấy rõ các mạch máu phía dưới. Sự hiện diện của các mạch máu này cho phép rạn đỏ phản ứng nhanh hơn với việc điều trị.
Khi mang thai, các vết rạn da có thể xuất hiện trên bụng, ngực, mông, đùi và cẳng chân, hông và cánh tay của bạn. Khi các vết rạn da mờ dần, chúng có thể thay đổi màu sắc, xuất hiện màu trắng bạc hoặc trắng, hoặc thậm chí sẫm màu hơn.
Thời điểm xuất hiện rạn đỏ khi mang thai
Những vết rạn da thường xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ. Vào thời điểm này, em bé của bạn bắt đầu phát triển lớn hơn và nhanh hơn, gây căng da đột ngột. Một số mẹ bầu sẽ bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu này trong tam cá nguyệt thứ hai, trong khi một số khác bắt gặp ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ.
Tại sao bầu bị rạn đỏ?
Nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai góp phần vào sự phát triển của các vết rạn da. Khi mang thai, tuyến thượng thận của bạn sản xuất hormone cortisol. Khi nồng độ cortisol tăng lên một cách tự nhiên, các sợi đàn hồi trong da của bạn yếu đi, và khi da căng ra, dẫn đến rạn da khi mang thai.
Di truyền
Di truyền cũng là một yếu tố khiến bạn có bị rạn da khi mang thai hay không. Nếu bạn bị rạn da ở độ tuổi trẻ hơn, chẳng hạn như với một đợt tăng trưởng kéo dài da của bạn trong tuổi dậy thì hoặc các thành viên trong gia đình bạn bị rạn da, có nhiều khả năng bạn sẽ bị những vệt màu đỏ, tím, hồng hoặc nâu khi mang thai.
Thay đổi cơ thể quá đột ngột
Mang thai là một nguyên nhân đặc biệt phổ biến làm xuất hiện các vết rạn. Làn da lúc này có thể bị kéo căng, các sợi collagen dưới da với chức năng giữ các mô liên kết lại với nhau không sản xuất kịp gây rạn. Nói một cách đơn giản, các vết rạn da có thể xuất hiện trên bụng và cơ thể mẹ bầu do khi mang thai, da căng ra nhường chỗ cho thai nhi đang phát triển. Sự thay đổi cơ thể đột ngột có thể gây ra những vết rạn da mà không gây hại đến sức khỏe mẹ bầu.
Không bổ sung đủ nước
Thiếu nước cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da bạn. Khi không bổ sung đủ nước, da bạn dễ bị khô và giảm khả năng đàn hồi da.
Không kiểm soát cân nặng
Trọng lượng cơ thể tăng nhanh dễ khiến cho sự đàn hồi của làn da không có khả năng đáp ứng kịp. Tiếp đó, da sẽ phải giãn ra quá mức, gây tổn thương và làm rách lớp hạ bì da, làm hình thành nên các vết rạn đỏ.
Một số nguyên nhân khác
Sử dụng corticosteroid trong thai kỳ, mắc các bệnh lý liên quan rối loạn di truyền (hội chứng Cushing hoặc hội chứng Marfan).
Cách “ngăn ngừa” rạn da đỏ khi mang thai
Thông thường, bầu bị rạn đỏ ở bụng, bắp tay, đùi,… có thể khiến bạn tự ti. Rạn da phát triển sâu bên trong da của bạn, đặc biệt là trong các mô liên kết.Thêm vào đó, một số nguyên nhân đến từ nội tiết tố và di truyền liên quan khiến việc xuất hiện các vết rạn da đỏ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, một số biện pháp sau thể giúp giảm nguy cơ bị rạn da và hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của chúng. Điều quan trọng là mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp này trước khi thai kỳ phát triển quá nhanh chóng và duy trì các biện pháp này trong suốt thai kỳ.
Giữ ẩm và duy trì đàn hồi da
Độ ẩm giúp cho làn da của bạn duy trì lớp bảo vệ bên ngoài của da và duy trì độ đàn hồi. Làn da được dưỡng ẩm là chìa khóa trong việc ngăn ngừa sự phân hủy collagen – mô đàn hồi hỗ trợ bên dưới da – gây ra các rãnh lõm đặc trưng cho vết rạn da đỏ.
Giữ đủ nước
Uống nhiều nước trong ngày có thể giúp da bạn luôn đủ độ ẩm, mềm mại và tăng khả năng tự phục hồi hiệu quả hơn, giúp mẹ bầu ít bị rạn da đỏ hơn. Duy trì uống ít nhất 8 cốc nước/ngày và thay thế đồ uống có đường bằng trà xanh hoặc nước lọc để cải thiện làn da.
Tránh caffein:
Sử dụng caffein trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vết rạn da.
Thư giãn và nghỉ ngơi giảm căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone có thể cản trở quá trình điều chỉnh và chữa lành tự nhiên của da. Điều này làm chậm quá trình chữa lành vết rạn da của bạn sau khi mang thai.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh:
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai với đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn uống hợp lý không những giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn, săn chắc mà còn giúp tinh thần minh mẫn và làn da khỏe mạnh hơn. Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng giàu kẽm, protein và vitamin A, C và D có thể giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng đàn hồi. Mẹ bầu bị rạn đỏ cũng nên tránh những món ăn vặt, đồ chiên rán, cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Tập thể dục giúp cải thiện làn da
Thể dục thể thao là một phương pháp hiệu quả để cải thiện rạn bụng sau sinh. Giữ một cơ bắp tốt cũng sẽ ngăn ngừa sự đứt gãy của các sợi collagen trong da của bạn. Việc luyện tập thường xuyên cũng cải thiện lưu thông máu, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da của bạn. Mẹ bầu có thể tham gia các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đạp xe,… để cải thiện sức khỏe và làn da của mình.
Tẩy tế bào chết một lần mỗi tuần
Mẹ bầu có thể cải thiện các vết rạn đỏ bằng cách tẩy tế bào chết cho vùng da bị rạn một lần mỗi tuần, giúp loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng, thúc đẩy sự phát triển và chữa lành các lớp da nơi hình thành vết rạn. Bạn có thể sử dụng chanh hoặc đường để tẩy tế bào chết trên bụng, mông, ngực. Ngoài ra hỗn hợp tẩy tế bào chết với đường cùng dầu ô liu hay dầu dầu hạnh nhân cũng giúp làm sáng các vết rạn đỏ, giúp mẹ bầu tự tin hơn.
Mang thai là một trong những thời điểm phổ biến xuất hiện các vết rạn da. Thông thường, bầu bị rạn đỏ ở bụng, bắp tay, đùi,… có thể khiến bạn tự ti. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những cách vừa chia sẻ trên để phòng ngừa cho bầu bị rạn đỏ ngay từ những tuần đầu thai kỳ để hạn chế sự hình thành vết rạn. Hi vọng bài viết trên cho bạn nhiều thông tin bổ ích.